ninh tốn: คุณกำลังดูกระทู้
Ninh Tốn 寧遜 (1743-?) tự là Khiêm Như, Hy Chi, hiệu là Mẫn Hiên, là đại thần thời Lê Trịnh và Tây Sơn, nhà thơ Việt Nam. Ông sinh năm 1743, quê ở xã Yên Mỹ, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, trong một gia đình có truyền thống khoa bảng, là hậu duệ của Lão La Đại thần Ninh Hữu Hưng thời Đinh, Tiền Lê, quê ở làng Chi Phong (xã Trường Yên, huyện Hoa Lư).
Từ nhỏ, Ninh Tốn đã nổi tiếng là thông minh, được theo học ở kinh đô ở Thăng Long, tháng ngày ông chỉ miệt mài nấu sử sôi kinh, ôm ấp một hoài bão lớn lao. Văn tài của ông bộc lộ ngay từ thủa thiếu thời.
Trước khi đỗ Tiến sĩ, ông đã được tuyển dụng làm quan, giữ chức Hiệu thảo thiêm sai Công phiên. Năm 34 tuổi, đỗ Tiến sĩ (1778). Lần lượt được cử các chức: Tri bình phiên Phụng tá quân hải lộ, Tri bình phiên kiêm toản tu Quốc sử, Quốc luật, Hiệp trấn đạo Thuận Quảng, Tham tri chính sự kiêm Bồi tụng, Tham tán quân vụ. Năm 1788, theo Tây Sơn, được vua Quang Trung phong Hàn lâm trực học sĩ, giúp Ngô Thì Nhậm, Ngô Văn Sở điều khiển mọi công việc ở Bắc Thành. Năm 1790, được thăng chức Thượng thư bộ binh, tước Trường nguyên bá.
Tác phẩm có , gồm hơn 300 bài thơ chữ Hán, sáng tác ở nhiều giai đoạn khác nhau, do con cháu sưu tập. Đặc biệt có chùm thơ 30 bài nói về phụ nữ (, , ,…) chứng tỏ Ninh Tốn có thái độ trân trọng đối với bạn “khăn yếm”. Điều đó ít thấy trong thơ chữ Hán đương thời.
Ninh Tốn được thờ ở nhà thờ Ninh Tốn, xã Yên Mỹ, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. Đây là di tích lịch sử quốc gia. Tên của ông còn được đặt cho một con đường ở phường Đông Sơn, thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình.
Ninh Tốn 寧遜 (1743-?) tự là Khiêm Như, Hy Chi, hiệu là Mẫn Hiên, là đại thần thời Lê Trịnh và Tây Sơn, nhà thơ Việt Nam. Ông sinh năm 1743, quê ở xã Yên Mỹ, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, trong một gia đình có truyền thống khoa bảng, là hậu duệ của Lão La Đại thần Ninh Hữu Hưng thời Đinh, Tiền Lê, quê ở làng Chi Phong (xã Trường Yên, huyện Hoa Lư).
Từ nhỏ, Ninh Tốn đã nổi tiếng là thông minh, được theo học ở kinh đô ở Thăng Long, tháng ngày ông chỉ miệt mài nấu sử sôi kinh, ôm ấp một hoài bão lớn lao. Văn tài của ông bộc lộ ngay từ thủa thiếu thời.
Trước khi đỗ Tiến sĩ, ông đã được tuyển dụng làm quan, giữ chức Hiệu thảo thiêm sai Công phiên. Năm 34 tuổi, đỗ Tiến sĩ (1778). Lần lượt được cử các chức: Tri bình phiên Phụng tá quân hải lộ, Tri bình phiên kiêm toản tu Quốc sử, Quốc luật, H…
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Danh sĩ Ninh Tốn và thi phẩm Chiêu Dương mộ bạc
Đăng bởi Bùi Thuỵ Đào Nguyên vào 26/10/2009 15:16
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Bùi Thuỵ Đào Nguyên vào 26/10/2009 15:24
Ninh Tốn (1743-1790) tự là Khiêm Như, Hi Chi, Hiệu là Mẫn Hiên, Song An cư sĩ; là một nhà thơ, nhà sử học, và là đại thần thời Hậu Lê-Tây Sơn. Ông quê ở xã Côi Trì, huyện Yên Mô, nay là xã Yên Mỹ, huyện Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình.
Theo thì tổ tiên ông trước ở Ninh Xá, huyện Chí Linh (Hải Dương). Khoảng năm Hồng Đức triều Lê, sau khi loạn lạc điền thổ bỏ hoang nhiều, mới có lệnh cho mọi người khi khai hoang, cho nên họ Ninh mới vào Yên Mô khai khẩn đất rồi định cư luôn ở đó.
Cha Ninh Tốn là Ninh Sản (hiệu Dã Hiên, Hy Tăng), một ẩn sĩ, là tác giả của hai tập sách: Vũ Vu thiển thuyết (Lời bàn nông cạn về thú ở ẩn) và Phong vinh tập (Tập thơ văn Vịnh gió). Chú Ninh Tốn là Ninh Địch, đỗ Hoàng giáp khoa Mậu Tuất (1718) đời Lê Dụ Tông.
Từ nhỏ, Ninh Tốn đã nổi tiếng là thông minh, được cha cho trọ học ở kinh đô Thăng Long. Năm 1762, ông đỗ Hương cống (tức Cử nhân),. Sau đó, ông tiếp tục theo học với Tiến sĩ Vũ Huy Đĩnh. Ở đây ông kết thân với hai bạn học là Phạm Nguyễn Du và Vũ Huy Tấn.
Làm quan thời Lê-Trịnh (1770-1787):
Năm Canh Dần (1770), lúc 27 tuổi, Ninh Tốn có đến chơi rồi đề thơ ở núi Vân Lỗi (thuộc Thanh Hoá) [1]. Một hôm, chúa Trịnh Sâm đi xem xét phong tục, ngự chơi núi ấy, thấy bài thơ trên, liền mến tài thơ mà triệu ông vào giữ chức Thiêm tri binh phiên.
Năm Ất Mùi (1775), ông vâng lệnh vào triều nhận chức Hiệu thảo thự Sơn Nam hiến sứ. Theo Việt sử thông giám cương mục thì năm này, ông cùng với Ngô Thì Sĩ, Phạm Nguyễn Du, Nguyễn Sá lo việc biên soạn Quốc sử.
Năm 1776, ông có tờ khải về các tệ nạn ở vùng ven biển ven sông, cùng nạn các lại dịch lấy cớ vì việc công để thu lúa, thu thuỷ sản, làm cho dân khổ. Nhờ vậy, nên có lệnh cấm nghiêm.
Năm Đinh Dậu (1777), ông làm Nhập thiêm sai công phiên, nhiều lần được theo xa giá đi công cán. Trong những chuyến đi ấy, ông đã sáng nhiều thơ, sau gom lại thành tập “Tây hộ mạn hứng” (Những cảm hứng tản mạn trên đường hộ giá phía Tây), được Ngô Thì Nhậm, Phạm Nguyễn Du đánh giá cao.
Năm Mậu Tuất (1778), ông đỗ Hội nguyên tiến sĩ năm 35 tuổi, được cử làm Phụng tá quân hải lộ.
Năm 1779, ông được thăng tứ phẩm. Cha ông là Hy Tăng được phong Hàn lâm viện thị độc, mẹ là Lê Thị (không rõ tên) được tặng Nghi nhân.
Năm Canh Sửu (1781), lúc ông 38 tuổi, được giữ chức Thiêm sai tri binh phiên, làm ở Viện cơ mật kiêm Quốc sử quốc luật toản tu, Đông các đại học sĩ, Thự Hình bộ hữu thị lang. Nhân lúc mang cáo sắc phong trở về làng, ông đi chơi núi Chuyết Sơn và làm tập .
Năm 1786, ông làm Hiệp trấn ở Động Hải (thuộc huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình). Khi quân Tây Sơn đoạt thành Phú Xuân (1786), tiến đánh ra các đồn Cát Thanh, Động Hải thì ông bỏ đồn mà chạy (2). Nhưng sau đó vẫn được giao chức Tham tri chính sự kiêm Bồi tụng cùng với Ngô Trọng Khuê.
Năm 1787, Nguyễn Hữu Chỉnh tâu với vua Lê, cho Nguyễn Như Thái làm Thống lĩnh, Ninh Tốn làm Tham tán quân vụ, đem quân họp với quân của Lê Duật, chống quân Tây Sơn ở Thanh Hoá. Lê Duật bị quân Ngô Văn Sở giết chết ở Cao Lũng, Nguyễn Như Thái bị tên bắn chết sau khi thua trận ở sông Giản (thuộc Ninh Bình), còn Ninh Tốn nhờ trốn vào nhà dân được thoát nạn.
Làm quan thời Tây Sơn (1788-1790):
Năm 1788, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ ra Bắc Hà diệt Vũ Văn Nhậm, rồi cho sắp đặt lại quan chức. Ninh Tốn được phong chức Hàn lâm trực học sĩ, để cùng với Nguyễn Thế Lịch, Nguyễn Bá Lân, Nguyễn Du, Phan Huy Ích giúp Ngô Văn Sở và Ngô Thì Nhậm, cai quản đất Bắc.
Theo sử liệu thì Ninh Tốn làm quan nhà Lê trải đến chức Hữu Thị lang, tước Trường nguyên bá. Khi nhà Lê mất, ông tiếp tục phục vụ nhà Tây Sơn, giữ chức Thượng thư Bộ Binh, tước hầu. Và nhờ năm Canh Tuất (1790), ông có đề tựa tập thơ Hoa trình học bộ tập của thầy học là Vũ Huy Đĩnh và đề tựa cuốn sách y học Thai sản điều lý phương pháp tự của bạn là Hoàng Phong Ôn Phủ (tức Nguyễn Thế Lịch), mà người đời sau biết được vào năm đó (47 tuổi) ông đã xin về nghỉ ở quê.
Năm mất của Ninh Tốn (1790) chép theo , còn phần nhiều các sách đều ghi không rõ năm mất (3).
Tác phẩm:
Tác phẩm chính của Ninh Tốn là bộ (Tập thơ Chuyết Sơn), trong đó bao gồm cả tập . Đây là bộ sách do con cháu ông sưu tập, hiện chỉ còn 275 bài thơ và 7 bài gồm văn sách, phú, tựa, văn bia…Tất cả đều bằng chữ Hán.
Phần lớn, chúng được sáng tác dưới thời Lê-Trịnh. Còn những sáng tác dưới thờ Tây Sơn, theo nhóm tác giả sách Thơ văn Ninh Tốn, thì chắc mất mát nhiều, vì con cháu không dám lưu giữ. Hiện ở Thư viện Hán Nôm còn giữ được 3 tập của ông, đó là:
– , mang ký hiệu: A.1292.
– , mang ký hiệu: A.1407.
– , mang ký hiệu: A.350.
Trong ba cuốn trên có nhiều bài trùng lập.
Năm 1984, một nhóm biên soạn (Hoàng Lê chủ biên) thuộc Viện Hán Nôm (Hà Nội) đã tuyển chọn ra 107 bài thơ và 1 bài tựa để in thành tác phẩm (Nxb KHXH, Hà Nội, 1984).
Thơ Ninh Tốn bao gồm nhiều thể loại và nhiều đề tài khác nhau, trong đó có có thể tạm chia làm 3 loại chính:
– Thơ đề vịnh phong cảnh, con người, di tích lịch sử, nhân vật lịch sử.
– Thơ hoạ đáp, tặng tiễn bạn bè.
– Thơ tự thuật và cảm xúc trữ tình.
Nhìn chung trong thơ văn Ninh Tốn, có mấy điểm đáng chú ý như sau:
– Khởi đầu, Ninh Tốn, vốn là người lạc quan, tích cực (bài [làm lúc trẻ], [Du học ở kinh đô]…). Sau khi trải qua nhiều cơn lốc xoáy của thời đại Lê mạt-đầu Nguyễn, nhà thơ đã không khỏi day dứt khi nghĩ đến chuyện hành tàng, xuất xử, hoạ phúc, an nguy, và lẽ phế hưng, thành bại của các triều…Cho nên trong thơ ông lúc này đã hé lộ ý muốn về ở ẩn ( [làm khi đã có tuổi], [Ngẫu hứng khi làm Hiệp đồng ở đồn Động Hải]…).
– Ông không những vui buồn cùng người dân, mà cả đến ước mơ và hy vọng cũng vậy ( [Tặng ông họ Đinh ở Ngọc Động đi làm quan huyện], [Năm Bính Thân được phê chuẩn làm Án sát Sơn Nam]…). Ông luôn mong ước được sống trong một triều đại thịnh vượng, mà ở đó vua tôi đều là người tài đức, đều biết yêu thương và chăm sóc việc làm ăn của dân ( [Trông kinh đô cũ thời vua Hùng], [Chiều đậu thuyền ở bến Chương Dương], [Ghi những điều trông thấy], [Chiều xuân ở núi], [Qua cung thái hoà], [Lò bát]…).
– Một điểm nổi bật nữa, đó là ông đã đánh giá lại những nhân vật phụ nữ trong lịch sử, như chuyện nàng Bích với nhà sư Huyền Quang ( [Thương tiếc nàng Bích]), chuyện công chúa Huyền Trân với tướng Trần Khắc Chung (dưới mắt ông, Huyền Trân không hư hỏng về nhân cách, mà chỉ là một nạn nhân của một xã hội cưỡng hôn)[4]… Và họ Ninh cũng đã công khai ca ngợi tài năng của phái đẹp ( [Người đẹp trên ngưa], [Gửi bậc tài nữ Thuỵ Liên]). Thái độ này rất hiếm thấy trong giới nhà nho lúc bấy giờ.
Nói gọn, bên cạnh những giá trị nghệ thuật, người đọc còn phần nào nhận thức được cái xã hội cuối Lê, đầu Nguyễn; phần nào hiểu được giới nho sĩ và nông dân cùng với những ước mơ, những khát vọng chân chính của họ. Bởi những giá trị ấy, các danh sĩ đương thời như Phạm Nguyễn Du, Phan Huy Ích, Ngô Thì Nhậm, Vũ Huy Tấn, Đoàn Nguyễn Tuấn, Nguyễn Thế Lịch, Vũ Huy Đĩnh, Hi Tứ, Nguyễn Quýnh… đều có thơ từ khen tặng.
Nói đến Ninh Tốn và thơ văn của ông, (bộ mới) đã đánh giá như sau: .
Riêng mặt này, Tiến sĩ Nguyễn Quýnh, người cùng thời, cũng đã khen rằng: .
Thi phẩm
(Chiều đậu thuyền ở bến Chương Dương) là bài thơ chữ Hán, dài 40 câu, mỗi câu 5 chữ, mang tính chất vịnh sử. Ở đầu thi phẩm có lời tiểu dẫn của tác giả, nhằm nói lên mục đích và ý nghĩa của bài thơ. Phiên âm Hán Việt như sau: “Long Bút chu bạc Chương Dương, thích tụng ‘Đoạt sáo’ chi thi, nhân tư Trần Trùng Hưng gian, Nguyên binh nhập khấu, tài đắc nhất Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn vị quốc tận lực, vị nghĩa phân xướng, toại năng tảo thanh Hồ trần, khắc phục cương thổ. Thâm niệm[5]: Cổ kim hưng vong, toàn lại nhậm nhân nhất sự, cảm hứng nhị thập vận.” (Chiều ấy, Long Bút đậu thuyền ở bến Chương Dương, nhân đọc câu thơ “Đoạt sáo” bỗng nghĩ: “Khoảng niên hiệu Trùng Hưng nhà Trần, quân Nguyên sang xâm lược, may được một Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn vì nước hết sức, vì nghĩa khởi xướng nên đã quét sạch bụi Hồ, khôi phục được đất nước”. Nghĩ sâu thấy rằng: “Xưa nay, nước nhà hưng hay suy, toàn do ở việc “dùng người”. Nhân cảm hứng làm bài thơ hai mươi vần”.)
Trong bộ sách ấn hành năm 1978, khi giới thiệu Ninh Tốn, nhóm biên soạn (Huỳnh Lý chủ biên) đã tuyển trong số ba trăm bài thơ của ông, chọn ra được ba bài đó là: (Lên núi Thiết Giáp xem biển), (Người đẹp trên mình ngựa) và bài thơ này. Điều đó cho thấy là một bài thơ tiêu biểu và có một giá trị nhất định.
Ở sách thì có hẳn một bài riêng giới thiệu thi phẩm trên và có lời bình rằng: Ninh Tốn có một bài thơ rất hay, đó là bài . Bởi ông là người am hiểu sâu sắc lịch sử thời Trần và ngọn bút của ông có sức khái quát cao khi vẽ lại hình ảnh Trần Hưng Đạo, linh hồn của cuộc kháng chiến chống Nguyên-Mông… Từ thực tế lịch sử đó, Ninh Tốn đã đi đến một kết luận sâu sắc, đó là: “Trong đạo trị nước, việc dùng người là hệ trọng nhất”. Đó là tư tưởng chính yếu mà ông muốn nói trong bài . Và đó cũng chính là cái làm nên giá trị của bài thơ.
Bùi Thuỵ Đào Nguyên
1. Theo bài Tựa ở tập Chuyết Sơn thi tự do chính Ninh Tốn soạn năm 1781, thì bài thơ này có tên là Vân Lỗi sơn, làm vào năm Canh Dần (1770). Vũ trung tuỳ bút (tr. 90) ghi thơ đề ở núi Dục Thuý (Ninh Bình) là không đúng.
2. Việc Ninh Tốn bỏ đồn tháo chạy, sách Hoàng Lê nhất thống chí (hồi thứ tư) chép: .
3. Phần tiểu sử Ninh Tốn trước năm 1781, chủ yếu căn cứ theo thông tin trong bài Tựa ở tập Chuyết Sơn thi tự do chính ông soạn năm 1781. Sau năm này, mới phải chép theo các nguồn khác.
4. Ninh Tốn đã cho Huyền Trân và Trần Khắc Chung lần lượt hoạ đáp tất cả 6 bài thơ, cốt để nói lên tâm trạng cùng tình cảm của hai người.
5. Sách Thơ văn Ninh Tốn ghi là “thâm niên”
6. Chương Dương: tên một bến đò, thuộc xã Chương Dương, huyện Thượng Phúc, tỉnh Hà Đông (nay thuộc TP. Hà Nội). Nơi đây Trần Quang Khải và Trần Hưng Đạo đã phá tan quân Nguyên, khôi phục kinh thành Thăng Long.
Sách tham khảo:
– Ngô gia văn phái, “Hoàng Lê nhất thống chí” (2 tập). Nxb Văn học, 1984.
– Phạm Đình Hổ, “Vũ trung tuỳ bút”. Nxb Trẻ & Hội nghiên cứu giảng dạy văn học TP. HCM hợp tác ấn hành, 1989.
– Nhiều người soạn, “Hợp tuyển thơ văn Việt Nam” (tập 3). Nxb Văn học, 1978.
– Nhiều người soạn, “Thơ văn Ninh Tốn”. Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1984.
– Nguyễn Q. Thắng và Nguyễn Bá Thế. “Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam”. Nxb KHXH, 1992.
– Tạ Ngọc Liễn, “Danh nhân văn hoá trong lịch sử Việt Nam”. Nxb Thanh Niên, 2008.
1
1.00
[Update] Ninh Tốn (1744-1795) | ninh tốn – Diaochoangduong
Cụ tổ Ninh Tốn (1744-1795) hiệu Chuyết Am, Mẫn Hiên, Chuyết Am Cư Sỹ, Song Am Cư Sĩ và tự là Hy Chí, Khiêm Như, người xã Côi Trì huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. Cụ là danh nhân văn hóa có tên trong Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam. Tại Thành phố Ninh Bình, Thị trấn Tam Điệp, Thị trấn Củ Chi (thành phố Hồ Chí Minh) đều có đường phố mang tên Cụ.
Cụ trước khi thi đỗ đã được tuyển dụng làm quan tại triều, giữ chức Hiệu thảo Thiêm sai Tri Công phiên. Sau giữ các chức Tri Binh phiên phụng Tá quân hải lộ, Tri Binh kiêm Toản tu Quốc sử, Quốc luật, Đông các Đại học sĩ, Thự Hữu Thị lang Bộ Hình, Hiệp trấn đạo Thuận Quảng, Tham tri chính sự kiêm Bồi tụng Tham tán quân vụ. Thời Tây Sơn, cụ giữ các chức Hàn lâm Trực học sĩ, Thượng thư Bộ Binh, tước Trường Nguyên bá.
VĂN BIA ĐỀ DANH TIẾN SĨ KHOA MẬU TUẤT
NIÊN HIỆU CẢNH HƯNG NĂM THỨ 39 (1778)
Nước nhà hưởng thái bình trường cửu, văn vận đại hanh thông.
Hoàng thượng kế thừa mưu lược rộng xa, thụ hưởng phúc lành to lớn. Thực nhờ [Đại nguyên súy Thống quốc chính Thượng sư Tĩnh vương] chấn chỉnh đất trời, mở rộng trị bình giáo hoá. Mùa xuân năm Mậu Tuất thi Hội cho các cống sĩ trong nước. Phó Đô tướng Thự Phủ sự Thiếu phó Nghiêm Quận công Trịnh Miên làm Đề điệu, Nhập thị hành Tham tụng Binh bộ Tả Thị lang Liên Khê hầu Vũ Miên làm Tri Cống cử, Đông các Học sĩ Phạm Bá Ưng quyền Giám thí.
Qua bốn trường lấy bọn Ninh Tốn 4 người trúng cách. Sang tháng sau Điện thí, ban cho bọn Nguyễn Duân đều đỗ đồng Tiến sĩ xuất thân. Lại sai khắc tên vào bia đá để lưu truyền bất hủ.
Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, 4 người:
NGUYỄN DUÂN 阮 昀1 người xã Phật Tích huyện Tiên Du. Đỗ Tứ trọng2 khoa Mậu Tý, Tham nghị, thi đỗ năm 43 tuổi, Khoa trưởng.
CHU DOÃN MẠI 朱 允 勱3 người xã Dục Tú huyện Đông Ngàn, Tri huyện, thi đỗ năm 39 tuổi.
PHẠM TRỌNG HUYẾN 范 仲 烜4 người xã Dũng Quyến huyện Ý Yên, đỗ năm 33 tuổi, Thiếu tuấn.
NINH TỐN 寧 遜5 người xã Côi Trì huyện Yên Mô, đỗ Tứ trọng năm Canh Dần, năm Ất Mùi tiến triều, được bổ chức Thiêm sai Tri Công phiên, Hàn lâm viện Hiệu thảo kiêm Quốc sử Toản tu, thi đỗ năm 35 tuổi, Hội nguyên.
Bia dựng ngày đầu tháng mùa xuân năm Canh Tý niên hiệu Cảnh Hưng thứ 41 (1780).
Tiến sĩ khoa Quý Hợi, Hữu tư giảng Tham tụng quốc lão Phụ đức công thần Thượng thư Bộ Lại kiêm Tri Đông các, trí sĩ khởi phục thái tể Viện Quận công Nguyễn Hoản6 vâng sắc soạn.
Chú thích:
1. Nguyễn Duân (1736-?) người xã Phật Tích huyện Tiên Du (nay là xã Phật Tích huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh). Ông là cháu nội Nguyễn ĐứcÁnh, con Nguyễn Đức Vĩ và làm quan Hàn lâm viện Thị chế, Đốc đồng Kinh Bắc.
2. Tứ trọng: Ở Quốc tử giám mỗi tháng học quan cho thi một kỳ “Tiểu tập” để khảo hạch các học trò, tháng giữa quý quan giám khảo cho thi “Đại tập” để khảo các học trò. Ai thi bốn kỳ đều trúng tuyển, gọi là đỗ “Tứ trọng”, được giám khảo đứng ra bảo cử thì được Bộ Lại bổ dụng.
3. Chu Doãn Mại (1740-?) người xã Dục Tú huyện Đông Ngàn (nay là xã Dục Tú huyện Đông Anh Tp. Hà Nội). Ông làm quan Hàn lâm viện Đãi chế, Quốc tử giám Tuỳ giảng, Đông các Hiệu thư. Nhà Lê mất, ông không làm quan với Tây Sơn. Có tài liệu ghi ông là Chu Doãn Lệ.
4. Phạm Trọng Huyến (1746-?) người xã Dũng Quyết huyện Ý Yên (nay thuộc xã Yên Phú huyện Ý Yên tỉnh Nam Định). Ông làm quan Hàn lâm viện Thị chế, Tri Hộ phiên, Hàn lâm Thị thư.
5. Ninh Tốn (1744-1795) hiệu Chuyết Am, Mẫn Hiên, Chuyết Am Cư Sỹ, Song Am Cư Sĩ và tự là Hy Chí, Khiêm Như, người xã Côi Trì huyện Yên Mô (nay thuộc xã Yên Mỹ huyện Yên Mô tỉnh Ninh Bình). Ông trước khi thi đỗ đã được tuyển dụng làm quan tại triều, giữ chức Hiệu thảo Thiêm sai Tri Công phiên. Sau giữ các chức Tri Binh phiên phụng Tá quân hải lộ, Tri Binh kiêm Toản tu Quốc sử, Quốc luật, Đông các Đại học sĩ, Thự Hữu Thị lang Bộ Hình, Hiệp trấn đạo Thuận Quảng, Tham tri chính sự kiêm Bồi tụng Tham tán quân vụ. Thời Tây Sơn, ông giữ các chức Hàn lâm Trực học sĩ, Thượng thư Bộ Binh, tước Trường Nguyên bá.
6. Nguyễn Hoản:Xem chú thích 6, Bia số 69.
KHÔNG TỐN TIỀN MUA ĐỒ CHƠI ĐẮT
KHÔNG TỐN TIỀN MUA ĐỒ CHƠI ĐẮT
Hợp tác Kids Online Ninh Quang Trường
❤️Kênh youtube Em Cá
Kênh video giải trí giáo dục an toàn hấp dẫn dành cho trẻ em
https://www.youtube.com/channel/UCHVXciCbfC_Iby3f68bGOXA
❤️Facebook: Ninh Quang Truong
https://www.facebook.com/ninhquangtruong
❤️Fanpage: Ba Ninh Ninh
https://m.facebook.com/baninh2/
นอกจากการดูบทความนี้แล้ว คุณยังสามารถดูข้อมูลที่เป็นประโยชน์อื่นๆ อีกมากมายที่เราให้ไว้ที่นี่: ดูความรู้เพิ่มเติมที่นี่
Truyện ma : NGƯỜI CẬU TÀN ÁC – Truyện Ma Mới Có Thật MC Đình Soạn Kể Sợ Lạnh Gáy
Trong buổi tối hôm nay, Mc Đình Soạn Official xin gửi đến các khán thính giả Truyện ma : NGƯỜI CẬU TÀN ÁC Truyện Ma Mới Có Thật MC Đình Soạn Kể Sợ Lạnh Gáy
© Bản quyền thuộc về Mc Đình Soạn Official.
© Do not Reup
TruyenMa NguoiCauTanAc TruyenMaDinhSoan
24H KHÔNG SỬ DỤNG INTERNET | NGƯỜI CUỐI CÙNG THẮNG 5 TRIỆU | SUNNY TRƯƠNG
Một ngày tối cổ không wifi, internet cùng tụi mình sẽ như thế nào!
24H KHÔNG SỬ DỤNG INTERNET | NGƯỜI CUỐI CÙNG THẮNG 5 TRIỆU | SUNNY TRƯƠNG
SunnyTrương khôngInternet ngườicuốicùng Thửthách24h
► Sunny Trương: https://www.youtube.com/channel/UC7lhPLtehBxbfz5qyG6mH_w
► Sunny Gaming: https://www.youtube.com/channel/UCMRqMBNAxRY5rYhsltxA5Q
► Facebook: https://www.facebook.com/sunny.truong.2502
► Fanpage: https://www.facebook.com/SunnyTruongOfficial
► Instagram: https://www.instagram.com/sunnytruong.25/
► Tiktok: https://www.tiktok.com/@sunny.truong25
Cám ơn các bạn đã theo dõi! Đừng quên xếp hạng cho video này.
Nếu các bạn thích video này, hãy để nhấn like, share và để lại comment nha.
Cho thuê mặt bằng vị trí mặt tiền đường ninh tốn giá 6 triệu / tháng
Công ty cổ phần Falcon Land xin kính chào quý khách.
Chúng tôi hoạt động về lĩnh vực môi giới bất động sản tại Đà Nẵng như cho thuê nhà nguyên căn, cho thuê đất, mặt bằng kinh doanh; mua bán ký gửi nhà đất; hỗ trợ vay vốn ngân hàng; tư vấn đầu tư và thẩm định giá.
Là đơn vị đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ 4.0 vào lĩnh vực môi giới bất động sản, nhằm cung cấp thông tin đầy đủ chính xác về sản phẩm, tiết kiệm thời gian và chi phí cho khách hàng.
Với phương châm luôn đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu, cùng đội ngũ nhân viên tư vấn tận tình, luôn có những giải pháp tài chính tối ưu, chúng tôi cam kết mang đến dịch vụ tốt nhất cho bạn.
Hotline: 0905.726.025 – 0935.133.223
Website: falconland.vn
Hân hạnh được phục vụ
.
Falcon Land Corporation welcome you.
We operate in the field of real estate brokerage in Da Nang such as renting raw land, leasing land, business premises; sale and purchase of land; support bank loans; investment advisory and valuation.
Leading the way in applying 4.0 technology into real estate brokerage, to provide accurate, accurate information about the product, save time and costs for customers.
With the motto always put the interests of customers on top, with a dedicated team of consultants, always have the best financial solutions, we are committed to bringing the best service for you.
Hotline: 0905.726.025 0935.133.223
Website: falconland.vn
Lục Tốn đỏ vs Trương giác đỏ và Trương Ninh đỏ
นอกจากการดูบทความนี้แล้ว คุณยังสามารถดูข้อมูลที่เป็นประโยชน์อื่นๆ อีกมากมายที่เราให้ไว้ที่นี่: ดูบทความเพิ่มเติมในหมวดหมู่BẤT ĐỘNG SẢN
ขอบคุณที่รับชมกระทู้ครับ ninh tốn